![]() |
Sundar Pichai thừa nhận không thể kiểm soát hoàn toàn nội dung trên YouTube vì nền tảng này đã quá lớn. Ảnh: Independent. |
"Hệ thống quy mô lớn nào cũng có khó khăn. Hãy nghĩ xem, hệ thống tín dụng vẫn tồn tại gian lận. Khi làm bất kỳ điều gì ở quy mô như vậy, bạn phải nghĩ đến tỷ lệ phần trăm".
Tuy nhiên, Sundar Pichai tự tin rằng YouTube có thể tiếp tục đạt được những tiến bộ lớn trong việc kiểm soát nội dung do người dùng đăng tải. Ông nói rằng chính Google mong muốn giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt, vì nhiều video đã tồn tại vài năm qua.
Cùng với quy mô ngày càng mở rộng tới mức khó kiểm soát, bản thân YouTube cũng sử dụng những thuật toán giúp tối ưu lượt xem nhưng có nguy cơ mang đến nội dung xấu độc cho người dùng.
Mới đây, Guillaume Chaslot, một cựu nhân viên Google, đã lên tiếng tố hệ thống đề xuất video của YouTube không mang lại lợi ích gì cho người dùng. Nó được thiết kế với mục đích kéo dài thời gian xem video, qua đó gia tăng quảng cáo, bất chấp nội dung nhạy cảm, cực đoan, gây tranh cãi hoặc không phù hợp với lứa tuổi.
Những mối quan ngại lớn hơn về an ninh quốc gia cũng như một bóng ma bao trùm lên cuộc chiến công nghệ này. Tại một số quốc gia, vai trò to lớn của Huawei – một nhà cung ứng trang thiết bị cho mạng 5G – khiến họ trở thành một mối đe dọa tiềm tàng: Huawei có thể là một cơ quan gián điệp, hoặc một công cụ thao túng mạng di động toàn cầu của Trung Quốc.
Gã khổng lồ viễn thông này không chỉ trở thành tiêu điểm trong cuộc đua 5G, mà còn là một trong nhiều công ty bị Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm đến trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra (và chưa biết bao giờ kết thúc) với Trung Quốc.
Ông Trump từng ký một sắc lệnh hồi tháng 5 nhằm ngăn cản Huawei bán trang thiết bị tại Mỹ. Không lâu sau đó, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố đã đưa Huawei vào một danh sách đen, cấm hãng này thực hiện các hoạt động giao dịch với các công ty Mỹ.
Về phần mình, Trung Quốc xem Huawei là một biểu tượng mạnh mẽ cho quá trình tiến hóa từ công xưởng của thế giới thành một cường quốc công nghệ, trong khi Mỹ khẳng định Huawei đã đánh cắp những phát minh từ các công ty Mỹ.
"Huawei đã đầu tư rất nhiều tiền và họ muốn được ghi nhận" – Jim McGregor, một nhà phân tích công nghệ ở Arizona nhận định. "Huawei chỉ đang thực hiện những hoạt động mua bán thông thường trong ngành công nghiệp không dây mà thôi".
Những vụ tranh chấp bằng sáng chế diễn ra như cơm bữa trong ngành công nghệ, và cuộc cách mạng sắp tới, được dẫn dắt bởi những tiến bộ trong công nghệ 5G, hứa hẹn sẽ khiến tình hình còn căng thẳng hơn nữa.
Những ông lớn như Ericsson AB và Nokia Oyj đang đẩy mạnh nỗ lực nhằm kiếm thêm ngày càng nhiều tiền từ các bằng sáng chế. Qualcomm đang kháng cáo phán quyết trong một vụ kiện bởi Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ có khả năng đe dọa chương trình cấp giấy phép, vốn giúp hãng thu về một khoản kha khá lợi nhuận. Trong khi đó, cuộc đấu đá liên quan vấn đề phí bản quyền kéo dài 2 năm trời giữa Huawei và Samsung Electronics cũng chỉ vừa kết thúc hồi tháng 2 vừa qua mà thôi.
Qualcomm và Huawei được nhìn nhận là hai trong số những ông lớn đang phát triển 5G, có thể mang lại không thỉ tốc độ nhanh hơn mà còn nhiều khả năng mới bao gồm điều khiển các cuộc phẫu thuật từ xa thông qua robot, hay các loại xe tự lái có thể nói chuyện với nhau.
Lệnh cấm toàn cầu do Tổng thống Trump áp đặt lên trang thiết bị Huawei đã khiến các công ty viễn thông toàn cầu nháo nhào. Đó là một lời nhắc nhở rằng, 5G lệ thuộc cả vào Mỹ lẫn Trung.
"Huawei, trong vài năm qua, đã thực sự đẩy mạnh những nỗ lực không chỉ vào việc thâu tóm bằng sáng chế mà còn vào phát triển các công ty con, đặc biệt trên lĩnh vực công nghệ không dây" – McGregor nói. "Họ có thể nói rằng ‘dù bạn đang sử dụng trang thiết bị của chúng tôi hay của Ericsson, bạn cũng đang sử dụng phát minh của chúng tôi. Bạn vẫn sẽ phải xin giấy phép".
Chính phủ và các công ty Trung Quốc đã và đang đầu tư hàng tỷ USD vào nghiên cứu công nghệ cao, và họ đã có được một lượng lớn bằng sáng chế đổi lại.
Chỉ tính riêng năm ngoái, Huawei đã nhận được 1.680 bằng sáng chế tại Mỹ, biến họ thành hãng nắm giữ nhiều bằng sáng chế thứ 16 trên thế giới. Tổng số bằng sáng chế và số lượng đơn xin cấp bằng đã được công bố của Huawei là 102.911 – theo Anaqua, một công ty phần mềm quản lý tài sản trí tuệ.
Khoản phí bản quyền mà Huawei yêu cầu nhà mạng di động Verizon phải trả có thể trở thành một phần của cuộc chiến chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.
"Xét vị trí của Huawei và những áp lực họ đang phải gánh chịu, ở thời điểm này, họ không còn gì để mất ngoài việc theo đuổi các công ty Mỹ trên lĩnh vực bằng sáng chế" – Peter Toren, một luật sư bằng sáng chế tại Washington nói. "Họ đã bị phá hoại trên một lĩnh vực, và họ sẽ đáp trả trên một lĩnh vực khác để cho thấy rằng áp lực họ phải liên tục gánh chịu sẽ dẫn đến những hậu quả".
"Tôi không biết làm sao chính phủ có thể ngăn họ lại. Họ có quyền sở hữu của các bằng sáng chế".
Verizon, dù từ chối bình luận về vụ đàm phán, chỉ xem vụ việc này là một cuộc thảo luận về cấp phép bằng sáng chế không hơn không kém.
"Có những vấn đề lớn hơn cả Verizon" – công ty này nói. "Xét bối cảnh địa chính trị rộng hơn, bất kỳ vấn đề nào liên quan đến Huawei cũng có thể gây ảnh hưởng đến toàn ngành công nghiệp và làm dấy lên những mối quan ngại về an ninh quốc gia và quốc tế".
Các lãnh đạo Huawei chưa đưa ra bình luận nào về tuyên bố này.
McGregor nói rằng việc Huawei đòi tiền bản quyền từ Verizon là hợp lý bởi đây là nhà mạng di động lớn nhất nước Mỹ. Verizon khẳng định họ là nhà mạng đầu tiên cung cấp các dịch vụ mạng 5G siêu tốc cho điện thoại di động, dù chỉ trên một số khu vực hạn chế mà thôi.
Theo McGregor, nếu Huawei không dành một lượng thời gian hợp lý để đàm phán với Verizon, hoặc ít nhất là thử ép nhà mạng này phải tuân thủ các bằng sáng chế liên quan, sẽ có lúc họ không thể làm gì với những bằng sáng chế đó cả. "Bạn phải chọn một điểm khởi đầu. Sẽ tốt hơn nếu chọn một ông lớn và thật hợp lý khi chọn một trong những công ty đang triển khai công nghệ này (5G)".
Minh.T.T
" alt=""/>Vũ khí bí mật của Huawei khiến Mỹ không thể phớt lờ: 56.492 bằng sáng chếÔng quăng lon soda lại tủ lạnh và chuyển sang cây xăng bên cạnh, nơi chấp nhận cách thanh toán của ông.
Anstett, 52 tuổi, đã không dùng tiền mặt trong khoảng 3 năm. Ông thậm chí không mang theo nổi 20 USD dự phòng trong túi của mình.
Đó là bởi vì ông và vợ mình muốn kiểm soát tài chính tốt hơn. Sử dụng dịch vụ quản lý tài chính Mint, Anstett biết chính xác trong năm 2017 vợ chồng ông thực hiện 1.414 giao dịch, 609 trong số đó là cho các bữa ăn và thực phẩm.
Anstett có thể đi trước thời đại một khoảng thời gian, nhất là tại Mỹ nhưng có lẽ không lâu nữa, mọi chuyện sẽ khác, theo Cnet.
Ý tưởng khai tử tiền mặt, thay thế bằng thẻ, thanh toán di động và thương mại điện tử đã xuất hiện cả thập kỷ. Tuy nhiên, bất chấp sự xuất hiện của hàng loạt thiết bị, ứng dụng và dịch vụ mới cho việc chi trả, khoảng 85% các giao dịch trên thế giới vẫn phụ thuộc vào tiền mặt.
Chỉ 5% số người được hỏi trong năm ngoái tại Mỹ nói họ không bao giờ sử dụng tiền mặt, đưa những người như Anstett vào nhóm thiểu số.
Chúng ta vẫn sống trong một thế giới dùng tiền mặt, nhưng điều đó có thể thay đổi khi thế hệ trẻ lớn lên. Chẳng hạn, khoảng 49% thế hệ millennial tại Mỹ từng thử thanh toán di động.
Ngân hàng Thế giới nói tiền số - thứ cho phép người dùng mua, trả và chuyển tiền chỉ bằng một chiếc điện thoại cơ bản - có thể tạo ảnh hưởng lớn đến các nước đang phát triển. Do đó, giao dịch không dùng tiền mặt đang tăng trưởng 11% mỗi năm, theo báo cáo của Capgemini và BNP Paribas.
Tất nhiên, còn hàng tá lý do khiến tiền mặt khó bị khai tử sớm. “Trong suốt 20 năm qua, người ta đã dự đoán về cái chế của tiền mặt nhưng thực tế, nó vẫn tồn tại”, Bill Ready - COO của PayPal, người hỗ trợ thành lập 5 startup về tài chính - nói. “Tiền mặt có thể sẽ chết nhưng với tốc độ vô cùng chậm”.
In tiền tạo ra những khoản chi phí đắt đỏ. Đó là lý do những nước như Thụy Điển, Na Uy, Nigeria làm việc tích cực để loại bỏ tiền mặt. Động thái này giúp giảm tình trạng gian lận, quản lý ngân sách dễ dàng và thanh toán nhanh chóng hơn tại bất cứ đâu trên thế giới.
Các công ty như Alibaba, Tencent đã tuyết phục người dùng thanh toán di động với con số lên đến hàng nghìn tỷ USD/năm.
Một nghiên cứu từ năm 2017 của Forex Bonuses chi ra Canada là quốc gia không tiền mặt số một thế giới. Mỗi người dân Canada sở hữu trung bình hơn 2 chiếc thẻ tín dụng. Thụy Điển xếp thứ 2 với khoảng chỉ 20% giao dịch sử dụng tiền mặt.
Nhà phân tích James Wester của IDC nói rằng việc sử dụng tiền mặt sở hữu cả ưu lẫn nhược điểm. Về mặt ưu điểm, người dùng không phải tải ứng dụng và chia sẻ thông tin cá nhân. Người ta cũng sẽ không mất phí cho mọi giao dịch của mình.
Tuy nhiên, tiền mặt cần nơi lưu trữ và bảo vệ. Giao dịch càng lớn, tiền mặt càng trở nên kém thuận tiện. Thử nghĩ đến việc bạn đi mua nhà và mang theo một bao tiền.
“Có những loại giao dịch người dùng muốn giữ bí mật và không muốn có sự can thiệp của ngân hàng, tiền mặt sẽ chiếm ưu thế”. Wester nói- mặc dù các loại tiền mã hóa như Bitcoin hiện nay có thể thay thế việc này.
Ngay cả khi thanh toán không dùng tiền mặt phát triển chóng mặt, không dễ để nó tiếp cận mọi ngóc ngách của cuộc sống. Ngay cả Anstett cũng phải mượn tiền bạn mình vào cuối năm ngoái khi tìm chỗ dỗ xe tại Miami Dolphins, nơi chỉ chấp nhận tiền mặt.
Đôi khi ông phát hiện ra quyết định của mình gây những rắc rối nhỏ. Tại những nơi chỉ chấp nhận tiền mặt, ông sẽ phải nói với họ: “xin lỗi, tôi không có tiền mặt” và tìm một địa điểm khác.
Tuy nhiên, chuyện này đang ngày càng ít xảy ra. Thậm chí, có một lần ông bắt gặp một cô bé khoảng 7-8 tuổi nói muốn thanh toán tại cửa hàng của ông bằng thẻ Visa hoặc Mastercard. “Ông sẽ giảm giá cho cháu”, Anstett nhanh chóng đưa ra quyết định.
Theo Zing
" alt=""/>Bitcoin, smartphone sẽ dần đẩy tiền mặt vào chỗ chết?